Trầm cảm sau sinh từ lâu vốn là một trong những vấn đề được rất nhiều bà mẹ và gia đình quan tâm. Không ít các bà mẹ trẻ bị trầm cảm sau sinh cảm thấy ghét bỏ con. Thậm chí muốn thoát khỏi đứa con của mình theo cách tiêu cực đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hiện nay, xã hội đang báo động tình trạng mẹ sau sinh bị trầm cảm, dẫn đến những vụ thiệt mạng oan sai của những đứa trẻ vốn là máu mủ của mình.
Vậy trầm cảm sau sinh thực chất là gì? Dấu hiệu trầm cảm sau sinh là gì? Và có những cách nào để phòng tránh trầm cảm sau sinh? Tất cả sẽ được Hoàng Minh Châu Hưng Yên trả lời trong bài viết dưới đây.
#1. Trầm cảm sau sinh là gì?
Người ta ước tính có khoảng 70-80% các bà mẹ trải qua một số loại cảm giác tiêu cực sau khi sinh con. Điều này rất phổ biến ở hầu hết phụ nữ và đây được gọi là trầm cảm sau sinh.
Trầm cảm sau sinh thực chất không phải là chứng bệnh hiếm gặp.
Theo một thống kê đã công bố, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm chiếm khoảng 15% trong 3 tháng đầu và 15 – 25% trong 12 tháng sau sinh.
Tuy nhiên các biểu hiện của chứng trầm cảm sau sinh ban đầu thường không được gia đình để ý mà chỉ coi đó như những dấu hiệu mệt mỏi bình thường. Đến khi hậu quả nghiêm trọng xảy ra, người ta mới nghiêm túc nhìn nhận lại nhứng dấu hiệu tâm lý này.
Về cơ bản, trầm cảm sau sinh là tình trạng rối loạn cảm xúc tiêu cực. Người mẹ sẽ có những suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, buồn chán và lo lắng xuất hiện thường xuyên sau sinh nở. Dạng trầm cảm này có thể đánh giá theo mức độ nhẹ, vừa và nặng. Về thời gian, bệnh có thể diễn ra trong thời gian ngắn (từ 1-2 tuần) hoặc kéo dài, thậm chí là sẽ kéo dài mãi nếu không có biện pháp can thiệp.
#2. Các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh
Theo báo Phụ nữ Việt Nam, một vài dấu hiệu báo trầm cảm sau sinh dễ nhận biết nhất có thể kể đến như:
Suy nhược cơ thể
Nhiều sản phụ khi mắc trầm cảm sau sinh sẽ thường cảm thấy đau khổ, vô vọng tăng dần sau khi sinh con. Thậm chí họ sẽ khóc lóc cả ngày mà không có lý do cụ thể. Đôi khi họ lại cảm thấy bị chồng, gia đình, bạn bè bỏ rơi. Những cảm giác này thường không có căn cứ. Những phụ nữ suy nhược này có thể rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên, thờ ơ với công việc nhà. Họ còn không buồn tắm rửa, làm đẹp.
Luôn cảm thấy lo lắng
Một số bà mẹ sức khỏe yếu thường sẽ lo lắng không ngừng cho bản thân. Có thể họ cảm thấy đau dữ dội ở đâu đó nhưng bác sĩ lại không tìm ra nguyên nhân. Thường là đau ở đầu và ở cổ. Những người khác lại đau lưng, đau ngực, có thể là do các vấn đề về tim. Bà mẹ có nhiều than phiền về sức khỏe đến nỗi điều này càng làm cho họ stress thêm.
Mẹ sau sinh nhiều khi cảm thấy căng thẳng và thiếu tự tin khi ra khỏi nhà. Họ thậm chí khó có thể gặp gỡ những người bạn thân. Từ chối trả lời điện thoại hay tin nhắn, thư từ. Trong trường hợp này, người mẹ thường không đến gặp bác sĩ nên gia đình cần mời bác sĩ tới nhà.
Hay bị hoảng hốt
Mẹ sau sinh có thể cảm thấy hoảng hốt đối với những tình huống xảy ra hằng ngày và khó có thể bình tĩnh lại.
Căng thẳng
Căng thẳng thường đi kèm với trầm cảm. Những bà mẹ bị căng thẳng thường bị trầm cảm nặng nề hơn. Họ thường khó có thể thư giãn được, nhiều khi có cảm giác như muốn nổ tung ra. Loại căng thẳng này là một triệu chứng của trầm cảm.
Bị ám ảnh
Bà mẹ bị trầm cảm sau sinh hay bị ám ảnh, có thể về một người, một tình huống hay một hoạt động cụ thể nào đó. Vài người có thể trở nên sợ hãi và tin rằng mình là mối nguy hại cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đứa trẻ. Những nỗi sợ này là triệu chứng thường gặp của trầm cảm, có thể đi kèm với cảm giác tội lỗi. Điều này thường không có nguyên do nhưng nếu người mẹ sợ ảnh hưởng đến con mình thì nên báo với gia đình và bác sĩ.
Mất tập trung
Một bà mẹ trầm cảm thường khó tập trung đọc sách, xem tivi hay trò chuyện bình thường. Họ sẽ cảm thấy trí nhớ kém và đôi lúc không sắp xếp được suy nghĩ. Họ có thể ngồi đó không làm gì.
Rối loạn giấc ngủ
Người bị trầm cảm thường bị khó ngủ, thậm chí cả đêm không ngủ được. Ngoài ra, họ còn hay bị thức giấc vào giữa đêm, thỉnh thoảng gặp ác mộng và không thể ngủ lại được. Nhiều bà mẹ cảm thấy stress hơn vào buổi tối nên bị mất ngủ lâu dài.
Mất hứng thú trong quan hệ tình dục
Mất hứng thú tình dục có thể xảy ra đối với các bà mẹ trầm cảm sau sinh. Người chồng cần thông cảm và giúp đỡ người vợ vượt qua giai đoạn khó khăn sau sinh sản. Khi hết trầm cảm, hứng thú tình dục của phụ nữ sẽ trở lại. Lúc này người chồng không nên xa lánh vợ. Chồng nên tiếp xúc thân thể nhẹ nhàng như ôm, vuốt ve để phụ nữ có cảm giác an toàn bình tĩnh hơn.
#3. Cách thoát khỏi trầm cảm sau sinh hiệu quả
Những cách này các bà mẹ và người thân nên cùng tham khảo. Không nên “độc hành” trong quá trình sinh nở. Cùng với đó, bạn và người thân nên tham khảo những “bí kíp” sau để có thể vượt qua trầm cảm sau sinh.
Tiếp xúc da với con, cho con bú theo nhu cầu
Sau khi sinh một vài tháng, trẻ thường có giờ giấc ngủ khá “lộn xộn”. Thay vì cứ chòng chọc thức thâu đêm lo cho con sợ con đói, thì mẹ có thể cho con ăn và ngủ theo lịch của con. Đây là một “mẹo” mà các mẹ bỉm sữa đang truyền tai nhau thực hiện thấy có kết quả khả quan hơn. Không cần giấc ngủ quá dài, bạn chỉ cần ngủ chợp mắt theo con 15 phút thôi nhưng cũng giảm stress đi rất nhiều.
Nhiều mẹ bỉm sữa còn “thủ thỉ kinh nghiệm” rằng, để ngủ ngon cùng con, bạn nên nuôi con bằng 100% sữa mẹ và cho con bú theo nhu cầu. Khi con đói, trong lúc cho con bú, bạn cũng có thể tranh thủ nghỉ ngơi vài phút thay vì phải đau đầu chọn sữa cho con.
Một số mẹ nếu vừa mổ xong quá mệt mỏi và đau đớn vì vết mổ thì thay vì ngồi, mẹ có thể nằm và cho con bú. Áp dụng phương pháp “da tiếp da”, tự nhiên bé bú cũng chất lượng hơn. Bạn cũng có thể nghỉ ngơi nhiều hơn và vun đúc tình cảm dành cho con.
Nên ra ngoài hít thở khí trời, không nên ru rú ở nhà
Việc kiêng khem thái quá trong quá trình sinh hoạt cũng dẫn đến vấn đề trầm cảm sau sinh. Nhiều bà mẹ đã bật mí “bí kíp” vượt qua trầm cảm sau sinh đó là lựa chọn một chế độ ăn lành mạnh, nhiều rau xanh hoa quả, thịt cá. Thường xuyên ra ngoài hít thở không khí trong sạch. Không nên nhốt mình trong 4 bức tường.
Không so sánh
Nhiều bà mẹ thường tự so sánh mình với những bà mẹ khác, hoặc thậm chí là so sánh con mình với con người khác. Điều này là cực kỳ không nên. Bạn hãy luôn tin rằng, con là một món quà thượng đế dành cho bạn và bạn cũng chính là một điều tuyệt vời của con. Điều mà không phải ai cũng có được. Bạn phải thực sự trân trọng và giữ gìn.
Dành thời gian cho bản thân
Ngay cả khi bạn rất yêu con và không muốn giao con cho ai chăm sóc. Thì bạn cũng nên tách khỏi bé ít nhiều để tránh cảm thấy quá tải. Thay vì phải bên bé 24/24, vật vã với từng bữa ăn giấc ngủ, hãy để những người thân yêu được gần gũi bé. Trong lúc đó, bạn có thể ra ngoài đi dạo, hít thở uống nước trò chuyện với bạn bè để giải tỏa stress.
Uống 1-2 cốc tinh bột nghệ đỏ mỗi ngày
Tinh bột nghệ đỏ trong những năm gần đây dần dần đã được ví như “thần dược dành cho mẹ sau sinh” vì những tác dụng mà nó mang lại. Uống từ 1-2 cốc tinh bột nghệ đỏ mỗi ngày giúp mẹ chống lại các bệnh hậu sản, bổ máu, hồi phục sau mổ..Không những thế, tinh bột nghệ đỏ còn hỗ trợ các mẹ lấy lại vóc dáng nhanh, da mịn đẹp mà lại không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Tuy nhiên bạn nên lưu ý chỉ dùng tinh bột nghệ đỏ từ 1-2 tuần sau sinh. Và nên sử dụng lượng vừa đủ. Không sử dụng chung với thuốc tây.
Chia sẻ với người khác
Nếu cảm thấy quá áp lực, căng thẳng, bạn hãy chia sẻ điều này với người thân, bạn bè. Khi họ biết được tình trạng của bạn, họ sẽ có cách để giúp đỡ. Nhiều khi những điều tiêu cực bạn suy nghĩ chưa chắc là sự thật. Người ở bên ngoài sẽ luôn tỉnh táo hơn và cho bạn lời khuyên để vượt qua những phút giây mặc cảm tự trách móc bản thân.
Tập thể dục thường xuyên
Bạn nên duy trì thói quen tập thể dục ngay khi trong thời gian trước khi mang thai, trong khi mang thai và sau khi sinh nở. Cơ thể cần được hoạt động, dù là những hoạt động nhẹ nhàng để giải phóng năng lượng xấu, thu nhận năng lượng tốt. Việc tiết mồ hôi cũng khiến cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn để sẵn sàng cho những cơn đau sinh nở.
Thực hiện những mẹo này, bạn có thể không phải quá lo lắng về trầm cảm sau sinh. Điều quan trọng nhất là các mẹ nên có một tâm lý thật sẵn sàng cho mọi tình huống. Hãy nhờ sự giúp đỡ của người thân, bạn bè khi thấy khó khăn. Không nên tự so sánh mình hoặc con với những người khác. Luôn nhớ rằng, bạn và con có một sợi dây liên kết thiêng liêng nhất.
Ngoài ra, áp dụng những cách trên, bạn sẽ vượt qua được cuộc khủng hoảng tinh thần sau sinh nở. Để không bao giờ bạn phải hối hận vì những việc làm của mình khi mắc trầm cảm sau sinh.
Hoàng Minh Châu Hưng Yên xin chúc bạn luôn vui vẻ rạng rỡ và có sức khỏe để hưởng vẹn tròn hạnh phúc!